“Nhất nghệ tinh, nhất thân vinh” hiểu sao cho đúng?
“Nhất nghệ tinh, nhất thân vinh” hiểu sao cho đúng?
Phong Cách Tối Giản |
"Có chuyên tâm vào công việc thì mới mong có thành công"
Lời răn này luôn đúng. Còn một câu thành ngữ quen thuộc khác cũng mang ý nghĩ trên: " Một nghề thì sống, Đóng nghề thì chết ". Nhưng tập trung để làm tốt
một việc còn có thể xem xét từ một góc nhìn khác. Ở đây là các khái niệm "kỹ năng" và "nghệ thuật cân bằng".
Trong cuộc sống kinh doanh hiện đại, chỉ biết và cố gắng làm tốt một công việc dường như không còn đúng nữa, đặc biệt với các doanh nhân.Lời răn này luôn đúng. Còn một câu thành ngữ quen thuộc khác cũng mang ý nghĩ trên: " Một nghề thì sống, Đóng nghề thì chết ". Nhưng tập trung để làm tốt
một việc còn có thể xem xét từ một góc nhìn khác. Ở đây là các khái niệm "kỹ năng" và "nghệ thuật cân bằng".
Người làm kinh doanh không thể chỉ làm một công việc đơn thuần. Điều này cũng chính là điểm hấp dẫn và thú vị từ công việc kinh doanh với vô vàn thách thức. Công việc đòi hỏi mỗi doanh nhân phải có khả năng làm nhiều việc và trong số đó có một hay một vài việc làm tốt nhất. Việc cần làm tốt nhất đó, theo ý kiến chủ quan, là sử dụng hiệu quả các nguồn lực sẵn có hoặc có thể huy động được.
Khả năng làm nhiều việc giúp bồi đắp tư duy thoáng đạt cho doanh nhân. Năng lực cá nhân này sẽ chuyển hoá và phản ánh vào năng lực của doanh nghiệp. Có thể quan sát thấy doanh nghiệp cung cấp một sản phẩm hay dịch vụ chính yếu nhưng điều này không đồng nghĩa họ chỉ theo đuổi và cung cấp một sản phẩm duy nhất. Hành vi này vẫn được nhắc đến khá thường xuyên trong các lý thuyết quản trị như "không bỏ tất cả trứng vào một giỏ" hay “bán cái thị trường cần chứ không bán cái doanh nghiệp có thể làm được”...
Diễn giải như trên có dẫn tới “chiến lược gai mít” cho doanh nghiệp? Không phải vậy. Dù làm nhiều việc nhưng vẫn có trọng tâm, vẫn cần một việc tốt nhất tại mỗi thời điểm, làm xương sống cho các hoạt động khác. Và khi triển khai đồng thời nhiều công việc, thì vai trò của phương pháp và kỹ năng thể hiện càng rõ ràng.
Việc phải làm chủ nhiều kỹ năng phản ánh rõ nét hơn với các vị trí quản lý hoặc đảm nhiệm vai trò điều phối công việc. Lấy ví dụ một cá nhân ở cương vị Giám đốc Tài chính (CFO). Kỹ năng đầu tiên mà cá nhân này phải nắm vững có thể hình dung là các kỹ thuật tài chính, kế toán, thao tác máy tính, và khai thác phần mềm... Không chỉ dừng ở đó. Để tìm đảm bảo nguồn tài chính ổn định cho doanh nghiệp, cấu trúc vốn hợp lý và cân bằng quyền lợi của các bên liên quan... công việc thực tế của CFO đôi khi đòi hỏi nhiều hơn kỹ năng truyền thông, giao tế, điều chỉnh cảm xúc... Ở vị trí của mình, CFO còn thường xuyên phải làm việc với các bộ phận khác trong doanh nghiệp, bởi vậy, các kiến thức căn bản về marketing, bán hàng, nhân sự... cũng không thể thiếu.
Vậy để làm tốt công việc, CFO phải biết tất cả và giỏi tất cả? Cũng không phải vậy. Một kỹ năng quan trọng khác: Nghệ thuật cân bằng. Có thể lấy các động tác nhảy tuyệt vời của vua nhạc Pop M. Jackson làm hình ảnh minh hoạ cho kỹ năng này. Là một ca sĩ, điều trước tiên giúp Jackson bước lên ngai hoàng đế là giọng ca, nhưng các bước nhảy của nghệ sĩ này cũng mở ra một trường phái vũ đạo mới.
Người làm kinh doanh cũng vậy, luôn phải giữ thăng bằng và sắp xếp thứ tự ưu tiên hợp lý trong muôn vàn công việc phải giải quyết. Cô marketing cần trao đổi về kế hoạch giới thiệu sản phẩm- Rất quan trọng, thị trường mà, phải cùng nhau suy nghĩ. Anh kế toán cần thống nhất lộ trình thanh toán với nhà cung cấp- Lại phải lo tiền rồi, nhưng quá quan trọng, phải bàn kỹ. Quản đốc phân xưởng thông báo có hai công nhân xin nghỉ việc-Con người là tài sản, cần tìm hiểu cụ thể lý do và có giải pháp. Và còn muôn vàn thứ khác!
Kỹ năng cân bằng dường như chưa quen thuộc tại Việt Nam. Thử tìm kiếm tại Google với từ khoá "nghệ thuật cân bằng" mang lại 15 kết quả với phần lớn nội dung là văn hoá, và nghệ thuật xiếc. Khi tìm kiếm với cụm từ "art of balancing" mang lại gần 45.000 kết quả và những kết quả tìm kiếm đầu tiên đề cập tới nội dung kinh doanh và quản trị!
(theo Saga)
Đăng nhận xét